Những điều nên tránh khi sử dụng máy bộ đàm cầm tay

Máy bộ đàm cầm tay là một thiết bị hữu dụng đối với cuộc sống của nhiều người. Đối với nhiều ngành nghề, lĩnh vực thì bộ đàm là vật dụng không thể thiếu trong công việc. Tuy nhiên, cũng như bất kì thiết bị công nghệ nào thì máy bộ đàm tốt và bền bỉ đến đâu thì cũng phải có lúc gặp sự cố. Vì vậy bạn cần chiếc bộ đàm của mình phải luôn hoạt động tốt.Có vài điều chúng tôi muốn các bạn chú ý khi sử dụng những chiếc máy bộ đàm để những chiếc máy bộ đàm của bạn luôn sử dụng tốt, kéo dài tuổi thọ bộ đàm

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những điều cần tránh những việc không nên làm nếu bạn muốn đảm bảo máy bộ đàm của bạn sẽ hoạt động tốt và sử dụng được lâu dài hơn.

1. Sạc trực tiếp vào nguồn điện

  • Không sạc trực tiếp vào nguồn điện: khi sạc pin cho bộ đàm thì nên cắm qua bộ ổn áp hay bộ lưu điện để tránh gặp phải những sự có đán tiếc có thể xảy ra do cường độ điện bất ngờ hay bị chập điện.
  • Khi sạc pin bộ đàm nên tháo rời pin và thân máy ra để sử dụng. Đảm bảo nếu pin hư thì không gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thân máy.
  • Đừng để chiếc bộ đàm trên sạc quá lâu (hơn một ngày ).Điều này có thể làm chai pin gây ảnh hưởng đến thời lượng sử dụng máy bộ đàm của bạn.

2. Làm đổ nước vào máy bộ đàm

Việc đầu tiên bạn cần nhớ là không nên để bộ đàm tiếp xúc trực tiếp với nước. Tuy rằng ngày nay các thiết bị máy bộ đàm trên thị trường đều có khả năng chống nước ở một mức độ nào đó, nhưng bạn nên nhớ nước và thiết bị điện tử là kẻ thù của nhau.
Để kéo dài tuổi thọ bộ đàm thì bạn vẫn nên tránh trường hợp làm đổ nước vào bộ đàm dẫn đến tình trạng chạm hay hỏng thiết bị.

Làm đổ nước vào bộ đàm : tuy các loại bộ đàm trên thị trường hiện nay đều khả năng chống nước nhưng đều ở 1 mức độ nhất định chứ không phải hoàn toàn nên khi sử dụng thì nên tránh những nơi có nhiều nước

3. Quên vệ sinh máy bộ đàm

Bụi bẩn có thể tích tụ một cách nhanh chóng nếu bạn không thường xuyên vệ sinh làm sạch bên ngoài và bên trong thân máy, dẫn đến máy quá nóng, các điểm tiếp xúc kim loại kém, hiệu năng giảm và thậm chí có thể làm hỏng hoàn toàn một số thành phần linh kiện của máy bộ đàm. Khâu vệ sinh máy là rất quan trọng để duy trì hoạt động tốt, âm thanh ổn định.

Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh bộ đàm hoặc quên luôn việc này thì có thể bụi bẩn bám lâu ngày ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của sản phẩm.

4. Làm sạch màn hình máy bộ đàm bằng dung môi

Một việc nữa cũng cực kỳ quan trọng trong danh sách những việc không nên làm với máy bộ đàm đó là vệ sinh màn hình bộ đàm bằng dung môi, hóa chất. Đối với những thiết bị máy bộ đàm hiển thị màn hình thì bạn tuyệt đối không được xịt trực tiếp hóa chất hay chất lỏng vào màn hình khi lau chùi.
Bạn nên sử dụng một chiếc khăn mềm thấm ướt bằng nước lau màn hình chuyên dụng, vắt khô rồi mới lau màn hình. Bạn nên tắt nguồn trước khi vệ sinh máy và lưu ý tuyệt đối không sử dụng hóa chất xịt trực tiếp lên màn hình bởi điều đó có thể là hỏng màn hình ngay lập tức.

Vệ sinh máy là một điều tốt, nhưng đừng bao giờ sử dụng dung môi để vệ sinh máy bạn nhé.

5. Cầm nắm Anten khi sử dụng bộ đàm

Anten là 1 bộ phận rất quan trọng của máy bộ đàm để đảm bảo thu và phát tín hiệu. Đừng cầm nắm An-ten của bộ đàm nó có thể làm hỏng an-ten gây ảnh hưởng đến quá trình thu phát tín hiệu, làm âm thanh trở nên khó nghe hơn hoặc gây nhiễu sóng hay nghiêm trọng hơn là gãy an-ten gây ảnh hưởng đến việc liên lạc,ảnh hưởng đến công việc của bạn và bạn phải tốn thêm chi phí cho việc thay mới an-ten.Vì vậy bạn đừng nên làm gì với an-ten của bộ đàm khi nó vẫn hoạt động bình thường.

6. Không gắn ăng ten vào máy khi sử dụng

Việc bạn không gắn ăng ten vào máy bộ đàm khi sử dụng chẳng khác nào bạn đang cố bức tử máy bộ đàm cầm tay của bạn, vì khi phát tín hiệu liên lạc mà bạn chưa gắn ăng ten đồng thời vào thân máy, dẫn đến hỏng công suất phát, cháy công suất bên trong, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động và sự an toàn của máy bộ đàm. Vì vậy, tuyệt đối không dùng bộ đàm khi không có anten.

Vì vậy, trước khi dùng bạn cần đảm bảo aten đã được lắp vào máy và tay mình luôn cầm phần thân máy chứ không phải anten.

7. Một số việc làm khác

  • Ngoài những việc làm kể trên cũng có nhiều vấn đề khác chẳng hạn như lắp đặt không đúng cách, tháo pin đột ngột khi đang sử dụng, thường xuyên làm rơi máy hay va chạm dẫn đến tuổi thọ máy kém. Nếu những việc đó xảy ra thường xuyên thì dẫn đến việc máy bộ đàm của bạn nhanh hỏng
  • Mẹo nhỏ: Nếu bạn phải thường xuyên di chuyển và liên lạc bằng những chiếc máy bộ đàm hãy mua tai nghe để liên lạc.Bạn không cần phải cầm bộ đàm mà vẫn liên lạc được bình thường.Đảm bảo an toàn hơn cho chiếc bộ đàm của bạn.
    những việc không nên làm với chiếc máy bộ đàm

Các bạn nên lưu ý cách bảo quản bộ đàm để có sản phẩm có tuổi thọ dài phục vụ cho công việc của mình.

Hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu thêm về những việc nên và không nên làm để giúp kéo dài tuổi thọ của chiếc máy bộ đàm mình đang sử dụng. Nếu bạn có băn khoăn thắc cần được hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp tốt nhất.

Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ:

  • VP Khu Vực Miền Bắc
  • TP.Hà Nội
  • Địa Chỉ: B10 (Ngõ 100, Đường Võ Chí Công), Tổ 4, Cụm I,
  • Phường Xuân La, Quận Tây Hồ
  • Tel : (024) 777 86 999
  • Fax : (024) 777 86 999

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *